Các quyền kinh tế-văn hóa-xã hội Nhân quyền tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó.
Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này.

Nền kinh tế của Triều Tiên là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, toàn bộ hoạt động kinh tế theo kế hoạch, nhà nước quản lý. Người dân không được thực hiện kinh tế tư nhân, phải tham gia thành phần kinh tế nhà nước (như hợp tác xã, xí nghiệp nhà nước). Chế độ phân phối vẫn bằng tem phiếu.[cần dẫn nguồn]

Ngay cả khi những mầm mống của kinh tế tư nhân đang xuất hiện thì chính quyền Bình Nhưỡng cũng sẽ tìm cách dập tắt nó. Trong thập niên 1990, Triều Tiên nhận thấy rằng họ không còn khả năng hoàn tất các nghĩa vụ của hệ thống kế hoạch hóa tập trung. Kết quả là nền kinh tế nước này bị buộc phải chấp thuận một số nguyên tắc của thị trường tự do. Áp lực thị trường tự do từ người dân được thúc đẩy mạnh thêm trong thời kỳ diễn ra nạn đói cùng lúc đó. Tuy nhiên, năm 2009, Triều Tiên bất ngờ tung ra đợt cải cách trưng thu tiền tệ, nhằm trấn áp các thị trường tư đang manh nha và vực dậy chủ nghĩa xã hội[106].

Tình trạng thiếu điện, nước ở quốc gia này thường xuyên xảy ra do lệnh trừng phạt nhiều thập kỷ của phương Tây. Nạn đói Bắc Triều Tiên vào thập niên 1990 khiến hàng triệu người chết. Vào thời điểm ấy, chính quyền vẫn ngăn cản việc phân phối nhanh chóng và công bằng khoản viện trợ lương thực từ quốc tế, trong khi người dân nước này bị hạn chế quyền tự do đi lại, điều này sẽ cho phép người dân đi kiếm ăn.[107] Báo cáo cho thấy chính phủ Bắc Triều Tiên đã" không thực hiện được nhiệm vụ duy trì và bảo vệ quyền có lương thực của người dân và các hành động của chế độ đã làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của nạn đói và khủng hoảng lương thực.[107] Nhiều nơi người dân phải ăn cỏ, rễ cây thay lương thực. Theo Ủy ban Nhân quyền ở Triều Tiên, nguyên nhân xảy ra tình trạng thiếu lương thực của Triều Tiên trong những năm 1990 là do con người - hiện tượng nhân tạo (chế độ) và điều đó với những điều chỉnh chính sách hợp lý - chẳng hạn như duy trì nhập khẩu lương thực theo điều kiện thương mại hoặc tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ đa phương - chính phủ Bắc Triều Tiên đã có thể tránh được nạn đói và thiếu lương thực. Thay vào đó, trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm bảo tồn các nguồn lực cho chính phủ, Bình Nhưỡng đã chặn viện trợ nhân đạo và chuyển hướng các nguồn lực cho quân đội.[108]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân quyền tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên http://www.news.com.au/lifestyle/real-life/news-li... http://www.amnesty.org.au/news/comments/10245/ http://www.amnesty.org.au/news/comments/304/ http://www.servat.unibe.ch/icl/kn00000_.html http://abraham318.com/ http://www.atimes.com/atimes/Japan/DI19Dh03.html http://www.atimes.com/atimes/Korea/GC16Dg03.html http://nkay.blogsome.com/ http://www.canada.com/national/nationalpost/news/s... http://www.cbsnews.com/stories/2008/10/29/world/ma...